Những lý do khiến cho bạn trượt phỏng vấn

Thậm chí, nếu những từ bạn nói có thể không sai nhưng nếu nó không phù hợp thì vấn không có chỗ cho cuộc phỏng vấn. Bạn nên lưu ý điểm này.

1. Đến phỏng vấn trễ

Điều này đồng nghĩa với việc bạn không thực sự quan tâm đến vị trí mà mình đang định ứng tuyển. Lời khuyên cho bạn là: Hãy tới buổi phỏng vấn trước 15 phút để bạn có thời gian suy nghĩ và chuẩn bị kỹ càng. Xem lại tất cả những điểm cần lưu ý và tạo những ấn tượng tốt đầu tiên đối với nhà tuyển dụng.

2. Có thái độ thô lỗ với người tiếp nhận hồ sơ

Có nghĩa là: “Tôi sẽ gặp khó khăn trong việc tạo mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng”. Những người thư ký luôn là người đầu tiên quyết định xét duyệt hồ sơ của bạn. Một cái nhìn và những lời nhận xét của bạn về công ty, họ đều nói với ông chủ. Tuy nhiên, nếu bạn được tuyển dụng, có thể họ sẽ là những người đồng nghiệp rất tốt của bạn.

3. Trả lời những câu sáo rỗng và khuôn mẫu

Người phỏng vấn sẽ nghĩ rằng bạn cũng giống như những người khác mà thôi. Hãy thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn là một người rất cầu toàn và tin tưởng vào bản thân mình. Và cho họ thấy bạn là người luôn luôn sáng tạo, đồng thời cũng rất kín đáo. Chính vì vậy, hãy thể hiện là chính mình hơn là việc bạn nói những câu thông thường.

4. Không đặt ra các câu hỏi

Nếu thiếu sót vấn đề này, có nghĩa là bạn chẳng quan tâm đến công ty. Cuộc phỏng vấn bao giờ cũng là một cuộc đối thoại giữa hai bên với hai mục đích: Thứ nhất, nhà tuyển dụng xem khả năng của bạn có phù hợp với vị trí công việc hay không. Thứ hai, để bạn tự mình đánh giá xem có đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của công ty hay không. Vì vậy, hãy tận dụng buổi phỏng vấn như là lúc để bạn nắm bắt được những thông tin chính xác về vị trí của mình.

5. Nhà tuyển dụng hỏi: “Hãy nói cho chúng tôi biết về bản thân anh/chị”. Bạn trả lời: “Ông/bà muốn tôi nói về vấn đề gì?”

Đối với cách trả lời này của bạn, nhà tuyển dụng sẽ hiểu là: “Tôi chẳng có điểm gì đặc biệt phù hợp với yêu cầu của công ty cả” Khi nhà tuyển dụng hỏi như vậy, thì đó chính là cơ hội để bạn thể hiện mình. Do vậy, không nên có thái độ rụt rè và khiêm tốn. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn chứ không phải sử dụng những thông tin về nơi bạn sinh ra, trừ khi nơi bạn sinh ra có liên quan đến công việc hiện tại.

6. Sử dụng ngôn ngữ không thích hợp

Điều này thể hiện bạn là người không chuyên nghiệp và không thích hợp với công việc này. Thậm chí, nếu những từ bạn nói có thể không sai nhưng nếu nó không phù hợp thì vấn không có chỗ cho cuộc phỏng vấn. Bạn nên lưu ý điểm này.

7. Nói xấu sếp cũ

Nếu bạn muốn có một công việc tốt, hãy tạo mối quan hệ tốt đối với tất cả mọi người. Kể cả những xích mích đối với sếp cũ thì cũng không nên trút giận lên nhà tuyển dụng. Cần phải giữ một thái độ lạc quan, vui vẻ trong suốt buổi phỏng vấn.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *