Những lời khuyên cần nhớ khi đi phỏng vấn

Viết email ngắn gọn, chân thành những gì bạn tiếp thu trong thời gian hai bên trao đổi và gửi sớm đến họ.

1. Hồ sơ tìm việc
Mang theo 1 bộ hồ sơ (CV, Thư tìm việc, các bằng cấp, chứng chỉ được yêu cầu) để nộp nhà tuyển dụng. Nên chuẩn bị sẵn từ 1-2 ngày trước khi đến tham gia phỏng vấn để tránh thiếu sót.
2. Trang phục
Chọn bộ quần áo lịch sự, trang nhã mà vẫn theo kiếu cách bạn yêu thích. Tùy theo vị trí bạn ứng tuyển mà chú ý thêm về màu sắc, tránh dùng nhiều phụ kiện.
3. Địa điểm và Giờ đến
Tìm hiểu trước địa chỉ công ty, nếu trước giờ chưa từng biết đến thì nên đi trước qua khu vực đó 1 lần để tránh lúng túng sau này và nhớ để ý địa điểm gửi xe. Canh thời gian để vào ngày phỏng vấn thì đến sớm 15 phút. Đến sớm thì trạng thái tinh thần cũng được tự điều chỉnh cho thoải mái hơn.
4. Tác phong
Cách ngồi phải lịch sự, nghiêm túc, cử chỉ tay chân chỉ dùng khi cần thiết. Tránh dùng quá nhiều những động tác thừa khiến cho nhà tuyển dụng phân tâm, không thể chú ý vào nội dung bạn đang trình bày.
5. Thái độ
Nhớ rằng có đôi khi bạn sẽ bị hỏi đến những vấn đề cá nhân hoặc những “góc tối” mà bạn cảm thấy khó khăn khi nói về. Giữ thái độ điềm tĩnh, cởi mở hơn một chút và thành thật trả lời những ý mà bạn cho rằng nhà tuyển dụng nên biết. Ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề kèm chút khéo léo. Đừng bao giờ nghĩ đến nói dối!
6. Nụ cười thân thiện
Bạn không bắt buộc phải luôn cười nhưng để không khí nhẹ nhàng, ít căng thẳng thì nên tự nhắc mình cười nhiều hơn, tránh gương mặt quá căng dẫn đến đầu óc cũng không suy nghĩ được nhiều.
7. Cách gọi tên
Quan sát xem nhà tuyển dụng gọi tên bạn như thế nào, ghi nhớ chính xác tên của từng đối tượng tham gia phỏng vấn bạn. Chọn cách xưng hô tên mà bạn cho rằng họ sẽ thoải mái và đúng nhất.
8. Hỏi đánh giá
Vào cuối buổi phỏng vấn cũng nên mạnh dạn hỏi xem liệu rằng khả năng bạn được nhận vào có cao hay không, thời gian bạn sẽ biết được kết quả trong bao lâu. Những lời góp ý từ nhà tuyển dụng sẽ giúp ích cho bạn cả khi trúng tuyển hoặc không.
9. Lời cảm ơn
Trước khi ra về nên bày tỏ thành ý cảm ơn lần nữa về việc công ty đã cho bạn cơ hội trước công việc này. Đồng thời, có thể nhấn mạnh thêm về mong muốn được đóng góp, trở thành thành viên của công ty.
10. Thư cảm ơn
Trong vòng 48 giờ sau khi kết thúc phỏng vấn, bạn cần gửi Thư cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng. Viết email ngắn gọn, chân thành những gì bạn tiếp thu trong thời gian hai bên trao đổi và gửi sớm đến họ.
Câu hỏi phỏng vấn

Phần trên là 10 điểm mấu chốt cần lưu ý, rất cơ bản mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện được để góp phần có buổi phỏng vấn tốt. Muốn thành công thì điều chính yếu tất nhiên phải được đầu tư kỹ lưỡng là chuẩn bị những câu trả lời phỏng vấn. Dù với bất kỳ công ty nào thì đa số bạn sẽ trải qua những câu hỏi về bản thân: tự giới thiệu, mục tiêu nghề nghiệp, điểm mạnh, điểm yếu, sự phù hợp với công việc, vị trí ứng tuyển, kinh nghiệm liên quan… Đương nhiên, với công ty có quy mô lớn thì bạn cần chuẩn bị, luyện tập trước những bài test chuyên môn, IQ. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm những cách thức phỏng vấn của Samsung, Apple, Ernst & Young,…

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *