Những điều nhà tuyển dụng muốn ở CV của bạn

Sau khi liệt kê những kỹ năng đòi hỏi từ những công việc tương tự, hãy tìm xem bạn có thể đáp ứng được những kỹ năng nào, sau đó bổ sung vào CV của mình một cách hợp lý.

1. Lịch sử và kinh nghiệm làm việc

Thường thì nhà tuyển dụng sẽ dành nhiều thời gian để xem xét phần này nhiều hơn những phần khác trong CV. Do đó, bạn cần phải chứng tỏ được khả năng làm việc của mình để thuyết phục rằng là bạn là một ứng viên phù hợp.
Phần này bạn cần phải trả lời được những câu hỏi như: Tại sao nhà tuyển dụng nên chọn bạn chứ không phải ứng viên nào khác? Làm thế nào bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu của họ? Các nhà tuyển dụng khuyên các ứng viên rằng nên để cho nhà tuyển dụng có cảm giác như đang đọc một câu chuyện về bạn khi đọc phần lịch sử và kinh nghiệm làm việc. Hãy bắt đầu với công việc gần nhất của mình, tiếp sau đó là những công việc khác với thứ tự thời gian đảo ngược.
Bất kể bạn tìm cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng như thế nào, bạn cũng không được phép nói dối về khả năng của mình, vì nhà tuyển dụng sẽ cực kì khó chịu nếu biết bạn đang cố tô vẽ bản thân.

2. Học vấn

Nếu bạn tốt nghiệp ở một trường đại học có tiếng với kết quả học tập xuất sắc hoặc đang theo học một khóa học hướng đến một trình độ chuyên môn cao phục vụ cho vị trí đang tuyển dụng, bạn nên nhấn mạnh điều này ở phần đầu của bản CV. Tuy nhiên, nếu bạn nhấn mạnh với nhà tuyển dụng về quá trình và kinh nghiệm làm việc, bạn nên đặt phần này lên đầu bản CV, phần trình bày về học vấn nên đặt ở cuối như một phần để tham khảo.

3. Kỹ năng

Ở phần này bạn nên trình bày đơn giản nhưng vẫn nhấn mạnh được những điểm nổi trội của bạn cho nhà tuyển dụng biết được một cách rõ ràng về những điều bạn có thể cống hiến cho công ty của họ. Nếu bạn không rõ vị trí bạn ứng tuyển cần những kỹ năng gì vì trong mục thông tin tuyển dụng không cung cấp nhiều về phần này, hãy tìm kiếm ở những vị trí tương tự ở các công ty khác. Sau khi liệt kê những kỹ năng đòi hỏi từ những công việc tương tự, hãy tìm xem bạn có thể đáp ứng được những kỹ năng nào, sau đó bổ sung vào CV của mình một cách hợp lý.

4. Đừng quên người đọc CV của bạn là ai

Nhà tuyển dụng đã bỏ thời gian của họ ra để tìm hiểu CV của bạn, và họ không muốn có cảm giác như đang đọc một bảng liệt kê khách mời hay một thực đơn cho bữa tiệc. Hãy đảm bảo rằng bản CV của bạn ngắn gọn nhưng súc tích, hướng tới những mục tiêu mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Cho dù bạn trình bày CV của mình như thế nào, điều quan trọng nhất vẫn là làm hài lòng các nhà tuyển dụng bằng cách trả lời những câu hỏi mà họ đặt ra: Bạn có thể làm được gì cho tôi? Bạn đã làm được những gì trước đó? Bạn có thể lặp lại những thành công của mình một lần nữa cho công ty của tôi hay không?

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *